Thăng tiến không tăng lương, có nên chấp nhận không?

Những khóa đào tạo ở bên ngoài công ty cũng có thể giúp bạn dễ dàng lên các vị trí cao hơn

Nếu bạn được thăng tiến trong công việc, xin chúc mừng bạn. Tuy nhiên, bạn nghĩ sao nếu không được tăng lương? Bạn có chấp nhận điều này khi chịu trách nhiệm cao hơn, làm việc lâu hơn và đóng góp nhiều hơn cho công ty. Thật không dễ dàng để cân nhắc.

Theo Robert Hosking, Giám đốc điều hành công ty quản lý nhân sự Office Team thì viễn cảnh này là rất khó có thể diễn ra, “Thật khó để tin vào những thứ như thế này.” Tuy nhiên, với nhiều lao động rơi vào tình huống khó khăn, việc thăng tiến không lương cũng là một điều đáng để họ cân nhắc.

Lynne Sarikas, Giám đốc trung tâm MBA Career thuộc khoa Quản trị kinh doanh đại học Northeastern cho biết: “Điều này là bất thường và là rất ngoại lệ. Khi nó diễn ra, lao động đã không được bảo vệ về quyền lợi.”


Nếu được thăng tiến trong công việc mà không được tăng lương, bạn nên nghi ngờ về năng lực tài chính của công ty. Hoặc bạn có thể bạn đã sai lầm khi đánh giá những quyền lợi mà đáng ra người lao động phải có.

Wendy Komac, chuyên gia về nghề nghiệp tại Cleverland, người đã từng rơi vào tình huống tương tự cách đây 10 năm, chia sẻ rằng: “Có thể bạn sẽ nghi ngờ về khả năng tài chính của công ty. Nhưng bạn cứ chấp nhận đề bạt, sau đó chứng minh bạn có thể hoàn thành tốt công việc, rồi bạn sẽ được tăng lương.”

Chấp nhận thăng tiến mà không tăng lương là điều mà bạn nên làm. Sarikas cho rằng: “Khi tôi nhận thêm nhiều trách nhiệm để thăng tiến mà không tăng lương ngay lập tức, thời gian chờ đợi sau đó giúp tôi được tăng lương nhiều hơn so với việc tăng ngay từ ban đầu. Điều này cũng là một là kinh nghiệm vô cùng quý giá trong hồ sơ xin việc của tôi về sau.”

Vậy bạn đã chuẩn bị ra sao để đối phó với việc được thăng tiến mà không cần tăng lương? Dưới đây, Careerlink xin chia sẻ 3 kỹ thuật để cải thiện tình trạng sự nghiệp của bạn.

1.Tìm hiểu tại sao bạn không được tăng lương

Đầu tiên, đừng cho phép sự tự mãn khi thăng tiến làm cho bạn quên lãng quyền lợi. Hãy nói lên thắc mắc của mình và tìm ra nguyên nhân ở đằng sau.

Sarikas chia sẻ rằng, sau khi “xin lỗi, chúng tôi không thể trả cho bạn nhiều hơn”, câu trả lời phổ biến nhất của các doanh nghiệp là họ đang ưu tiên bổ nhiệm nội bộ. “Giám đốc tuyển dụng có thể nói rằng họ đã có thể tuyển dụng một người từ bên ngoài với kỹ năng và kiến thức hoàn thiện hơn. “Bạn rất giỏi, nhưng bạn chỉ bằng một phần của người khác.”

Về phía nhà tyển dụng, bản thân Gred Dollarhyde, CEO của chuỗi nhà hàng Veggie Grill và nhiều công ty khác, cũng thừa nhận điều này. “Tôi đã từng nói như thế vài lần, OK, lựa chọn bạn là khá nguy hiểm vì bạn vẫn còn non kinh nghiệm, nhưng bạn có tài năng, nên chúng tôi sẽ đề bạt bạn từ giám đốc lên giám đốc cấp cao.”

Trong trường hợp này, bạn có thể tự đặt ra mục tiêu khi nào là khi sẽ được tăng lương trong tương lai gần. Komac nói rằng: “Các phương pháp đo lường thành tích công việc làm cơ sở để tăng lương phải được ghi chú lại.”

2.Bảo đảm rằng bạn có cơ hội phát triển sự nghiệp

Nếu bạn được thăng tiến mà cảm thấy chưa thực sự hài lòng, hãy đòi hỏi những điều kiện khác để bù đắp lại. Nếu quản lý của bạn khăng định rằng bạn sẽ mãi dính chặt với vị trí vừa được thăng tiến, có lẽ bạn nên kết luận rằng họ không biết cách quản lý con người.

Hãy chia sẻ với sếp rằng bạn cần những khóa đào tạo từ bên ngoài hay cần một người hướng dẫn trong công ty. Dollarhyde chia sẻ: “Việc hướng dẫn có thể rất hiệu quả nếu có nhiều nội dung học được truyền đạt thường xuyên, chẳng hạn như việc gặp mặt nhau tại buổi sáng 3 tuần 1 lần.”

Tuy nhiên, đừng để sếp của bạn tự tiện mặc định rằng họ sẽ là người hướng dẫn cho bạn. Sarikas nhấn mạnh: “Người hướng dẫn nên là người trong tổ chức và có nhiều kinh nghiệm hơn bạn, nhưng không phải là người mà bạn báo cáo trực tiếp.”

Những khóa đào tạo ở bên ngoài công ty cũng có thể giúp bạn dễ dàng thăng tiến lên các vị trí cao hơn, bằng cách nâng cao kỹ năng quản lý hay kỹ năng chuyên môn. Đừng lưỡng lự khi đòi hỏi sếp của bạn chi trả cho những khóa học như thế này. Komac cho biết: “Chi phí đào tạo luôn tách biệt khỏi quỹ tiền dành để tăng lương.”

3.Tìm hiểu bạn được yêu cầu làm gì

Một lời cảnh bác khác dành cho bạn khi chấp nhận thăng tiến mà không tăng lương: Hãy chắc rằng bạn không đồng ý đơn thuần với việc làm nhanh hơn. Hosking khuyên rằng: “Hãy bàn bạc với công ty, hỏi họ chi tiết về công việc mới và liệu bạn có làm đi làm lại những công việc hiện nay hay không.”

Và nhớ rằng, đừng để những lấn cấn về tiền lương ngăn cản bạn theo đuổi những mục đích nghề nghiệp. Sarika cho rằng: “Bạn cần phải hỏi họ, liệu việc thăng tiến có yêu cầu bạn làm thêm những gì hay không.”

Do đó, hãy nói chuyện với quản lý của bạn liệu việc thăng tiến này có hỗ trợ sự nghiệp của bạn hay chỉ phục vụ cho mục đích nhất thời của doanh nghiệp. Komac góp ý: “Bạn phải nghĩ đến việc bạn sẽ phải tối ưu hóa công việc mới như thế nào để có lợi nhất cho bản thân.”

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *